Với Coronavirus có thể lây qua chó, mèo có thể được lây sang từ người sang động vật trong một số trường hợp nhất định. Các trường hợp nhiễm coronavirus trên mèo hay thú cưng trên thế giới được báo cáo bị nhiễm coronavirus (Covid-19) hầu hết trong các trường hợp là do việc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh gây nên.
Cần Làm Gì Nếu Có Thú Cưng Trong Thời Buổi Coronavirus Phức Tạp Hiện Nay?
Cho đến khi các nhà nghiên cứu, khóa học tìm hiểu thêm về việc coronavirus ảnh hưởng như thế nào đến thú cưng, hãy đối xử với thú cưng như các thành viên khác trong gia đình của con người để bảo vệ chúng khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng.
Vì có nguy cơ là những người nhiễm COVID-19 có thể lây lan sang cho động vật, nên CUTEPETSHOP khuyến nghị những người chủ thú cưng nên hạn chế không cho thú cưng tiếp xúc với những người không sống cùng nhà.
- Hãy giữ mèo quanh quẩn trong nhà khi có thể và không để chúng tự do đi ra ngoài.
- Thú cưng hoặc động vật khác không được phép đi lang thang tự do xung quanh cơ sở và nên giữ thú cưng ở trong nhà.
- Tránh những nơi công cộng có nhiều người tụ tập.
- Đừng đeo khẩu trang cho thú cưng. Khẩu trang có thể gây hại cho thú cưng của các bạn đấy.
Các bạn có thể giữ gìn sức khỏe khi sống cùng thú cưng, phòng chống coronavirus trên mèo theo các cách khác nhau như:
- Rửa tay sau khi tiếp xúc với thú cưng, đồ ăn, chất thải hoặc vật tư cung cấp của chúng.
- Giữ vệ sinh thú cưng tốt, dọn dẹp sạch sẽ, đúng cách cho chúng.
- Hãy trao đổi với bác sĩ thú y nếu quý vị có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng sức khỏe thú cưng của quý vị.
- Lưu ý: Trẻ em từ 5 tuổi trở xuống, những người có hệ miễn dịch yếu và người lớn tuổi có nhiều khả năng mắc bệnh do vi trùng có thể có trên một số thú cưng.
Theo Dõi Các Triệu Chứng Của Chó, Mèo
Bạn có thể theo dõi các triệu chứng của thú cưng để xác định có bị nhiễm Coronavirus hay không bằng cách:
Chó, mèo nhiễm COVID-19 có thể có các triệu chứng sau:
- Sốt
- Ho
- Khó thở hoặc hụt hơi
- Lờ đờ (lười biếng hoặc chậm chạm khác thường)
- Hắt hơi
- Chảy nước mũi
- Ghèn mắt
- Nôn ói
- Tiêu chảy
Việc làm đầu tiên là hãy làm theo tất cả các hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ thú y. Bác sĩ thú y có thể yêu cầu quý vị ghi lại các triệu chứng của thú cưng.
Nếu thú cưng của quý vị tiến triển các triệu chứng mới hoặc có vẻ trở bệnh nặng hơn, bao gồm khó thở, quý vị nên gọi cho bác sĩ thú y ngay lập tức. Bác sĩ thú y có thể tư vấn qua điện thoại hoặc có thể yêu cầu quý vị mang thú cưng đến phòng khám thú y của bác sĩ.
Phòng Ngừa Bệnh Cho Thú Cưng Và Bạn Trong Mùa Dịch
- Không nên đeo khẩu trang cho động vật. Không cố đeo khẩu trang cho thú cưng của các bạn.
- Hãy sử dụng găng tay khi dọn rửa chén đĩa, đồ chơi hoặc giường ngủ của thú cưng và khi nhặt phân. Sau đó, vứt bỏ găng tay và đặt chất thải hoặc chất thải từ hộp chứa vào túi niêm kín trước khi vứt vào thùng rác được lót bằng túi đựng rác. Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước ngay sau khi dọn dẹp vệ sinh cho thú cưng của các bạn.
Rửa tay thường xuyên suốt cả ngày.
- Rửa tay: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây mỗi lần; Hãy chắc chắn rằng tất cả mọi người trong nhà đều làm như vậy, nhất là sau khi chạm vào thú cưng bị bệnh hoặc dọn vệ sinh chén đĩa, đồ chơi hoặc giường ngủ của thú cưng.
- Dung dịch sát trùng tay: Nếu không có sẵn xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn. Xoa dung dịch đều ra toàn bộ bàn tay và chà hai tay vào nhau cho đến khi khô.
- Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng khi chưa rửa tay.
Làm sạch, sau đó khử trùng:
Đừng lau hoặc tắm cho thú cưng bằng chất khử trùng hóa học, cồn, hydro peroxyt hoặc bất kỳ sản phẩm nào khác như dung dịch sát trùng tay, khăn lau vệ sinh hoặc các chất tẩy rửa bề mặt hay công nghiệp khác.
Không có bằng chứng cho thấy coronavirus trên mèo có thể lây cho người hoặc động vật khác từ da hoặc lông của thú cưng.