Bệnh viêm dạ dày trên chó

Bệnh viêm dạ dày trên chó là một trong những bệnh phổ biến thường xuất hiện vào mùa hè khi thời tiết nóng ẩm. Đây là căn bệnh mà gần như chú chó nào cũng từng mắc phải. Tuy không ảnh hưởng một cách nhanh chóng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại hậu quả khó lường tới sức khỏe và tính mạng của thú cưng. Vi vậy, việc nhận biết nguyên nhân, tình trạng và cách điều trị cho chó là điều vô cùng cần thiết.

1. Nguyên nhân viêm dạ dày trên chó

Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày trên chó thường xuất hiện bởi 3 nguyên nhân chính:

  • Do giun móc (Ancylostoma caninum): Loại giun này có trong dạ dày của chó sẽ cắn vào thanh ruột non ở phần tá tráng, không tràng để hút máu. Từ đó chúng gây những tổn thương và xuất huyết trong niệm mạc ruột của chó. Sau đó các virus sẽ xâm nhập vào các chỗ bị thương và tiến triển thành bệnh ở chó.
  • Do Virus: Các virus nguy hiểm như Care và Parvo tấn công vào hệ thống tiêu hóa. Ở đây chúng phát triển nhanh chóng, phá hoại dạ dày và ruột. Bên cạnh đó, chúng còn tạo môi trường thuân lợi cho các loại vi khuẩn nguy hiểm khác xâm nhập và phát triển.
  • Do vi khuẩn: Các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chó phần lớn là theo đường ăn uống. Các loại thức ăn, nước uống không đảm bảo an toàn có chứa các vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn yếm khí (Clostridium), vi khuẩn E.Coli… Những vi khuẩn này sẽ phát triển trong niêm mạc đường tiêu hóa gây ra bệnh viêm dạ dày và ruột cấp.

2. Triệu chứng bệnh viêm dạ dày trên chó

Ban đầu, con vật có biểu hiện sốt cao từ 39 đến 42 độ, chán ăn, cơ thể run rẩy, yếu ớt. Sau đó xuất hiện tình trạng ói, ăn vào là ói, hoặc ăn xong một lúc sau ói (thức ăn chưa qua khỏi dạ dày). Dịch ói nhiều nước, có thể có màu vàng có thể có màu nâu hoặc lợn cợn máu. Con vật có thể không tiêu chảy hoặc kế phát tiêu chảy sau đó.  Phân chó loãng, nhầy nhầy và rất tanh.

3. Hậu quả của viêm dạ dày trên chó

  • Do bi nôn mửa và tiêu chảy nên chó sẽ mất nước rất nhiều. Dấu hiệu cơ thể: Mắt trũng, bụng thót, da nhăn nheo. Khi bị mất nước liên tục và chó không được điều trị kịp thời sẽ chết sau một vài ngày.
  • Thời kỳ này chó sẽ không đi được, kiệt sức và nằm nguyên một chỗ. Một số khác có sức đề kháng tốt hơn nhưng có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, cơ thể gầy gò đi nhânh chóng.
  • Khi chó bị bệnh việm dạ dày nếu không được chữa trị kịp thời, chăm sóc chu đáo thì chó sẽ chết trong vòng từ 2-4 ngày.

4. Điều trị bệnh viêm dạ dày trên chó

Xử lý triệu chứng:

  • Nôn, tiêu chảy nhiều à mất nước à bổ sung nước, điện giải: truyền dung dịch nước sinh lý mặn ngọt… 
  • Giảm, cắt nôn: dùng thuốc chống nôn như Atropinsunfat 0,1% hoặc Seduxen tiêm bắp hoặc cho uống.
  • Thuốc chống chảy máu: Vitamin K tiêm bắp hay Vitamin C kết hợp với Canxi Clorua 10% tiêm chậm vào tĩnh mạch.
  • Thuốc se niêm mạc ruột, giảm số lần tiêu chảy: Tanin, Termina và các nước có vị chát như: nước lá ổi, quả hồng xiêm xanh, búp sim…
  • Trợ sức, trợ lực: Chuyền dung dịch Ringerlactat kết hợp với thuốc trợ tim, Vitamin C tiêm tĩnh mạch. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, nguy cấp của từng triệu chứng mà lựa chọn xử lý triệu chứng nào trước, triệu chứng nào sau. Riêng trợ sức trợ lực thì bổ sung song song trong cả quá trình điều trị.

Điều trị nguyên nhân:

Tùy thuộc nguyên nhân mà dùng thuốc cho phù hợp. Một số loại kháng sinh có thể dùng như các kháng sinh thế hệ mới: Sulfadimethoxine; Trimethoprime; …hay các kháng sinh hoạt phổ rộng khác như: Norfloxacin; Tetracyclin; Kanamycin…

Lưu ý: Khi các đã áp dụng các biện pháp thông thường mà triệu chứng này càng có xu hướng không thuyên giảm, việc tốt nhất bạn nên làm là đưa thú cưng đém các phòng khám thú y để nhận được sự điều trị từ các bác sĩ. Tránh trường hợp để bệnh diễn biến phức tạp dẫn đến ảnh hướng đến sức khỏe và tính mạng của thú cưng.

5. Phòng bệnh viêm dạ dày trên chó

  • Cho chó ăn thức ăn nấu chín, không cho ăn thịt sống và trứng sống, vì trong thịt sống và trứng sống dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa như: vi khuẩn thương hàn, trực khuẩn yếm khí, trực khuẩn E.Coli.
  • Không cho chó ăn thức ăn ôi thối, cho uống nước sạch không nhiễm bẩn.
  • Thực hiện tẩy giun sán định kỳ cho chó bằng Ivemectin cứ 3- 4 tháng tẩy 1 lần để tránh gây tác hại cơ giới dẫn đến viêm ruột cấp.
  • Định kỳ tiêm phòng vaccine chống bệnh Carê và Parvovirus.
Bài viết liên quan