Nguyên Nhân Giảm Bạch Cầu Ở Mèo Và Cách Điều Trị

Giảm bạch cầu ở mèo là một căn bệnh khá phổ biến và gây nhiều nguy hiểm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạch cầu ở mèo bị suy giảm. Vậy đâu mới là nguyên nhân phổ biến, cách phòng tránh và phương hướng điều trị thích hợp. Bài viết dưới đây sẽ phân tích và giải đáp các thắc mắc đó cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mèo bị giảm bạch cầu. Một vài nguyên nhân phổ biến như: 

  • Do di truyền: Một vài chú mèo mẹ đã mắc bệnh nhưng chưa được phát hiện. Khi mang thai, tế bào bệnh sẽ di truyền sang mèo con. Điều này dẫn đến 80% số mèo con sinh ra sẽ mang mầm mống bệnh. 
  • Mèo mẹ sinh non hoặc từng bị sảy thai dẫn đến tỉ lệ mèo con sinh ra bị giảm bạch cầu cao. Mèo mọi lứa tuổi đều có khả năng nhiễm bệnh. Riêng mèo con tỉ lệ này lên  đến 75% – 100% sau từ 2 – 3 tuần mắc phải. 
  • Do ở cơ thể mèo bẩm sinh đã mắc virus gây giảm bạch cầu, từ đó dẫn đến các bệnh khác hay các khối u ác tính. 
  • Mèo con vừa mới được sinh ra bị lây nhiễm từ những con sinh cùng lứa mắc bệnh.
  • Mèo nhà bị lây nhiễm từ mèo hoang trong khu sinh sống. 
  • Những nơi giết mổ, tiêu hủy mèo chưa đảm bảo vệ sinh an toàn cũng là nơi ủ bệnh hình thành nên ổ bệnh. 
  • Mèo không được tiêm chủng: Một số loài mèo mang virus khác nhưng không được tiêm phòng, chữa trị dẫn đến biến chứng thành bệnh giảm bạch cầu ở mèo. 
  • Bị lây từ đồ vật dùng chung: Với những gia đình nuôi nhiều mèo, chúng thường dùng chung dụng cụ ăn uống. Chỉ cần một con mắc bệnh, ngay lập tức các vật dụng ăn uống của chúng sẽ trở thành vật trung gian truyền bệnh. Chỉ cần con mèo khác ăn phải, trong 24h, cơ thể chúng sẽ bị nhiễm virus gây giảm bạch cầu. 

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo lây qua đường nào?

Giảm bạch cầu ở mèo là bệnh có nguy cơ lây lan cao. Virus FPV có sức đề kháng cao đối với các chất sát trùng, axit, chloroform và chịu được nhiệt độ lên đến 56 độ trong 30 phút. Thế nên chúng có thể bám trụ lên các bề mặt khá lâu. 

Thời gian ủ bệnh trong vòng từ 2 – 10 ngày. Vì thế cũng khó phát hiện được con đường lây lan của bệnh. 

Một số con đường lây nhiễm của bệnh giảm bạch cầu ở mèo: 

  • Lây từ mèo mẹ sang mèo con trong lúc mang thai hoặc cho con bú. 
  • Lây từ những mèo con cùng lứa khi dùng chung sữa mẹ.
  • Mèo nhà bị lây từ mèo hoang.
  • Lây khi các con mèo khi dùng cùng dụng cụ ăn uống, thảm, khăn lót,…

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo sẽ không lây sang người và các loài vật khác. 

Triệu chứng giảm bạch cầu ở mèo 

Mèo con từ 2 đến 6 tháng rất dễ mắc bệnh. Mèo trưởng thành thường ít có khả năng nhiễm bệnh. Tuy nhiên, đối với các con mèo đang mang thai, sức miễn dịch suy yếu, khả năng nhiễm bệnh sẽ tăng cao. Một vài triệu chứng thường gặp khi mèo nhiễm bệnh giảm bạch cầu. Triệu chứng được chia thành 4 thể:

Thể quá cấp tính

Đây là triệu chứng thường gặp ở những con mèo chỉ vừa sinh được ít tháng. Thường bị nhầm lẫn với trúng độc. Triệu chứng này thường xuất hiện trong 24h. Mèo sẽ bị hạ thân nhiệt đột ngột, đồng thời vùng bụng sẽ đau dữ dội kèm theo đó là cơ thể suy yếu nhanh chóng. Sau cùng là tử vong trong thời gian ngắn. 

Thể cấp tính

Ở thể cấp tính của bệnh giảm bạch cầu, mèo sẽ có một vài triệu chứng phổ biến như sau:

  • Trong vài giờ đầu phát bệnh, mèo sẽ tăng thân nhiệt và chán ăn. Triệu chứng sốt cao sẽ kéo dài trong vài giờ. Mèo lười vận động, niêm mạc dần trở nên nhợt nhạt, xù lông. 
  • Rối loạn tiêu hóa, mất nước trầm trọng, tiêu chảy, phân có mùi hôi khác thường, nôn ra bọt trắng, đau vùng bụng. 
  • Mèo nhiễm bệnh từ 2 – 3 ngày, cơ thể sẽ bị suy giảm thân nhiệt. 75% số mèo bị nhiễm bệnh ở giai đoạn này sẽ mất đi. Hôn mê sâu cũng là một hiện tượng sẽ xuất hiện trong giai đoạn này. 
  • Nếu chú mèo nhà bạn có thể chống chọi đến ngày thứ 5 thì có khả năng sống sót cao. Lúc này, cơ thể mèo đã sản sinh ra được sức đề kháng. Các tế bào hồng cầu đã được bổ sung. Nhưng chớ chủ quan mà hãy tiếp tục theo dõi. 

Thể ẩn tính

Ở thể ẩn tính, triệu chứng thường không có nhiều biểu hiện cụ thể. Thường chỉ xuất hiện ở những chú mèo đã trưởng thành. Ở cơ thể mèo sẽ có hiện tượng sốt nhẹ và giảm bạch cầu. Ngoài ra sẽ không có thêm biểu hiện bên ngoài nào khác. 

Phòng và trị bệnh giảm bạch cầu mèo

Bệnh giảm bạch cầu mèo khá nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta cần tìm cách phòng tránh căn bệnh này cho “hoàng thượng”. Nên làm gì để phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo?

  • Mèo sơ sinh là đối tượng dễ mắc bệnh. Vì thế, cách phòng tránh tốt nhất là nên tiêm vacxin khi mèo đủ 6 – 8 tuần tuổi. 
  • Khi phát hiện trong bầy đàn có mèo nhiễm bệnh. Ngay lập tức cách ly chúng và chữa trị để tránh được lây lan và các biến chứng nghiêm trọng của bệnh. 
  • Thường xuyên vệ sinh khu vực sinh hoạt của thú cưng. Sử dụng Trigene Advance hoặc Virkon & Bleach (5%) để khử trùng. 
  • Hạn chế thả lan mèo nhà với mèo hoang. 

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có thể trị khỏi không? Câu trả lời là bệnh giảm bạch cầu ở mèo có thể trị khỏi! Bạn có thể điều trị khi mèo bị giảm bạch cầu bằng các phương pháp sau: 

  • Đối với mèo dưới 2 tháng tuổi khi nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong lên đến 94%. Nếu muốn mèo sống sót, cần điều trị tích cực trong 24h và đưa ngay đến cơ sở thú y gần nhất để thăm khám. 
  • Trong 24h đầu, mèo có thể tử vong vì thiếu máu. Phương pháp tốt nhất là truyền máu toàn phần để bù đắp lượng máu thiếu hụt. Ngoài ra, cần truyền tĩnh mạch vì lúc này mèo đang bị mất nước trầm trọng. 
  • Truyền thêm các vitamin A,B và C và các kháng sinh thế hệ IV để ngăn mèo bị nhiễm trùng huyết. 

Mèo sau khi khỏi bệnh cần mất thêm vài tuần để thải hết virus ra ngoài. Thế nên vẫn cần chú ý trong trong giai đoạn này. Mèo sau khi khỏi bệnh sẽ sinh ra sức đề kháng để không mắc bệnh lại.

Bài viết liên quan