Những bệnh thường gặp ở chó

Những bệnh thường gặp ở chó –  Nguyên nhân và cách điều trị

Trong những năm gần đây, việc nuôi thú cưng đã trở thành niềm yêu thích đối với nhiều người. Trong đó, chó là một trong những vật nuôi được ưu chuộng và phổ biến nhất hiện nay. Việc chăm sóc thú cưng đã và đang mang lại nhiều lợi ích tích cực cho con người như giảm căng thăng, giảm stress và cũng là một thú vui tao nhã đối với nhiều người. Tuy nhiên, để thú cưng của bạn luôn khỏe mạng không phải là một việc dễ dàng khi những triệu chứng của những căn bệnh ở thú cưng rất khó phát hiện. Do đó, không ít thú cưng đã ảnh hưởng đến tính mạng do không phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ giúp bạn có những cái nhìn chung về những bệnh thường gặp trên chó.

I. Bệnh Carre ở chó

1. Nguyên nhân bệnh Care ở chó

Bệnh Carre ở chó do một loại Virus có tên Carre là một trong những biện thường gặp ở chó. Trong tự nhiên, loại virus này tấn công vào các động vật như chó, chồn, gấu,… và không tấn công vào mèo. Loại Virus này đặc biệt dễ tấn công vào các loại chó ngoại, các loại chó bản xứ thường khó mắc bệnh hơn. Bệnh Carre ở chó chủ yếu xảy ra do con đường lây lan:

  • Qua đường bài tiết: dịch mũi, nước mắt, nước bọt  và các chất thải khác của chó mang Virus dễ dàng lây nhiễm sang chó bình thường qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các con đường trung gian thông qua các động vật khác và con người.
  • Qua đường hô hấp: bệnh Carre ở chó có thể lây lan từ chó mang bệnh qua chó bình thường qua đường hô hấp. Virus có thể truyền qua không khí hoặc lẫn vào các hạt bụi, cho bình thường hít phải sẽ mắc bệnh nhanh chóng.
  • Từ mẹ sang con: Bệnh Carre ở chó dễ dàng lây từ mẹ sang con nếu chó mẹ mắc bệnh trong thời kì mang thai. Trong giai đoạn này, cả tính mạng chó mẹ và chó con đều khó có thể được đảm bảo.

2. Biểu hiện bệnh Carre ở chó

  • ​Thể cấp tính: chó thường có biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, ho, khó thở,… Trong khoảng thời gian từ 3-6 ngày chó sẽ sốt cao trong khoảng 02 ngày sau đó giảm bớt. Sau đó, chó tiếp tục sốt cao cho đến chết hoặc cơ thể suy kiệt nghiêm trọng. Bệnh Carre ở chó ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa làm cho đi phân lỏng, tanh thậm chí là có máu và niêm mạc ruột bong tróc.
  • Thể á cấp tính: Bệnh Carre ở chó thể á cấp tinh có biểu hiện suy giảm hô hấp nhẹ hơn thể cấp tính nhưng lại gây ra nhiều biểu hiện nghiêm trọng khác như: da bàn chân hóa xừng, biểu hiện thần kinh như co giật các cơ chân, mặt, bụng,… xuất hiện hôn mê, co giật toàn thân. Đây là giai đoạn cực kì nghiêm trọng, cần phải có sự can thiệp ngay từ các bác sĩ để đảm bảo tính mạng cho chó.

3. Cách điều trị bệnh Carre ở chó

Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, khi chó mắc bệnh, có tới 50-80% tỉ lệ chết, thậm chí có thể lên tới 100% nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh Carre ở chó thường xảy ra ở các độ tuổi như sau: chó dưới 2 tháng tuổi có tỉ lệ mắc 20% chủ yếu do di truyền; chó từ 2 đến 12 tháng tuổi có tỉ lệ mắc 70%; chó trưởng thành có tỉ lệ mắc 5%.

Bệnh Carre ở chó không có thuốc đặc trị vì vậy việc điều trị bệnh là vô cùng khó khăn và khả năng thành công thấp. Yếu tốt tiên quyết trong việc điều trị bệnh Carre ở chó là việc phát hiện sớm tình trạng bệnh và khả năng của các bác sĩ.

Cần lưu ý, khi chó đã có một trong số các biểu hiện của bệnh Carre, cần đưa ngay đến các phòng khám thú y chất lượng nhất để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh tình trạng tự điều trị tại nhà gây ảnh hưởng đến tính mạng của chó.

II. Bệnh viêm ruột ở chó

1. Nguyên nhân bệnh viêm ruột ở chó

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm ruột ở chó, đa phần đều do vi rút kí sinh và làm rối loạn hệ tiêu hóa, tấn công vào hệ miễn dịch của thú cưng gây suy giảm hệ miễn dịch và tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, vi rút khác tấn công.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia về thú y, các loại vi khuẩn phổ biến gây bệnh chó thường gặp như: Parvovirut, E.Coli, Salmonella, Leptospira, nấm,…

Bên cạnh đó, chó của bạn có thể bị viêm đường ruột do ăn phải các thức ăn nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc do thói quen đánh hơi ở những nơi không đảm bảo vệ sinh. Do đó, luôn phải đảm bảo vệ sinh về môi trường và nguồn thức ăn cho chó để tránh nguy cơ mắc bệnh này.

2. Biểu hiện bệnh viêm ruột ở chó

Khi mắc bệnh thì sẽ có những hiện tượng tiêu chảy kết hợp với nôn mửa, ở trường hợp này thường do chó bị viêm đoạn trước ruột non. Còn khi con vật biểu lộ đau vùng bụng, thì có thể viêm đã lan xuống ruột già, đây là giai đoạn nguy hiểm đối với thú cưng.

Khi đi vệ sinh thì phân của chó có hiện tượng phân lỏng có mùi tanh hôi khó chịu và có thể có màu xanh đậm hoặc đen do xuất huyết ở phần sau ruột già. Còn nếu bụng căng lên có thể đã bị sốt do nhiễm trùng.

Xuất hiện ở một số con chó lại có biểu hiện đau bụng, lúc đó cún cưng sẽ nằm ở tư thế hai chân trước chống lên, bụng sôi hoặc chướng nhẹ.

Trong trường hợp này, chúng ta không nên quá lo lắng hoặc tự ý điều trị cho chó. Hãy đem thú cưng của bạn tới các phòng khám thú y gần nhất để nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, các loại vi khuẩn, vi rút này cũng có thể lây lan sang cơ thể người, do đó bạn cần cẩn trọng khi tiếp xúc với cho mắc bệnh.

3. Cách điều trị bệnh viêm ruột ở chó

Khi chó bị bệnh phải cách ly điều trị, tránh lây sang chó khoẻ.

Ngừng cho ăn trong vòng 24 giờ, truyền dịch để bù nước và chất điện giải đã mất (đây là biện pháp tốt nhất). Nếu không truyền dịch được thì dùng chất điện giải pha với nước sạch cho chó uống (nếu chó không tự uống được thì dùng xi lanh bơm vào miệng, ít nhất 3 lần/ngày).

Dùng thuốc cắt nôn bằng cách tiêm thuốc Antropin với liều 1ml/7 – 10kg thể trọng.

Dùng thuốc cầm máu bằng cách tiêm Vitamin K với liều 1ml/7 – 10kg thể trọng hoặc cho chó uống nước lá cây nhọ nồi, ngày 2 – 3 lần.

Dùng các loại thuốc kháng sinh có hoạt phổ rộng như Marphamox, Anfnor TTS , Octacin… với liều 1ml/5 – 7 kg thể trọng, ngày tiêm 2 lần, tiêm liên tục 3 – 4 ngày.

Kết hợp với dùng thuốc trợ sức, trợ lực để chó nhanh hồi phục như tiêm Vitamin B1, B.Complex, Sorbitol B12… Đồng thời trong quá trình điều trị cho chó ăn trứng gà sống, ngày từ 1 đến 2 quả.

Lưu ý: Trong quá trình điều trị tuyệt đối không được cho chó ăn chất mỡ, tanh. Sau khi chó hồi phục hoàn toàn nên tẩy giun, sán. Không nên tự ý điều trị tại nhà khi không am hiểu về tình trạng bệnh cũng như chưa có lời khuyên từ các bác sĩ.

III. Bệnh Lepto trên chó

1. Nguyên nhân bệnh Lepto trên chó

Bệnh Lepto trên chó là một loại bệnh vô cùng nguy hiểm không chỉ xảy ra trên cơ thể chó mà còn có khả năng lây lan sang cơ thể người. Bệnh Lepto trên chó gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên Leptospiral hay còn gọi là xoắn khuẩn.

Bệnh Lepto trên chó xảy ra nhiều ở các nước Châu Phi, Nam Mỹ và Châu Á. Thông thường bệnh xảy ra vào đầu mùa hè, mùa thu hoặc những mùa nước lên, lũ lụt. Chó trưởng thành có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn, đặc biệt là chó đực.

2. Biểu hiện bệnh Lepto trên chó

Thông thường các triệu chứng của Bệnh Lepto trên chó dễ nhận biết. Nếu con vật có sức đề kháng tốt và được phát hiện sớm thì hoàn toàn có khả năng chữa trị. Tuy nhiên, một số trường hợp ít có biểu hiện ra bên ngoài nên khi phát hiện bệnh thì đã ở mức nghiêm trọng và rất có khả năng dẫn tới tử vong nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

  • Chó có biểu hiện sốt cao khoảng 40,5 – 42 độ, chán ăn, lười vận động, cơ thể ủ rũ, các chi biểu hiện yếu đặc biệt là 2 chi sau.
  • Sau đó thân nhiệt có thể giảm xuống nhưng vẫn ủ rũ, chán ăn, khát nước, nôn mửa.
  • Xuất hiện màu vàng sẫm trên da và niêm mạc và nước tiểu
  • Bụng phình to, tiêu chảy kéo dài
  • Biểu hiện rụng lông, đặc biệt là phần bụng
  • Giai đoạn cuối chó có biểu hiện khó thở, chảy máu mũi hoặc nôn ra máu, gầy đi nhanh chóng. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

3. Cách điều trị bệnh Lepto trên chó

Bệnh Lepto trên chó không phải là bệnh không điều trị được. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sức đề kháng của chó và thời điểm phát hiện bệnh sẽ quyết định khả năng sống sót của chúng. Thông thường, tỉ lệ sống của chó mắc bệnh chỉ đạt từ 40-50% và sau khi điều trị chó có biểu hiện yếu ớt, giảm sức đề kháng, cơ thể gầy yếu. 

Do đó, việc điều trị thể được thực hiện tại nhà mà cần đưa đến các phòng khám thú y tốt nhất để thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, chuẩn đoán để có phương pháp điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, Bệnh Lepto trên chó là một bệnh có khả năng lây lan sang cơ thể người và không kém phần nguy hiểm. Vì vậy, cần đưa thú cưng đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện bệnh để tránh gây nguy hiểm không chỉ cho chó mà đối với cả con người.

Những bệnh thường gặp ở chó

Trên đây, chúng tôi xin đưa ra 3 trong những bệnh thường gặp ở chó. Bên cạnh đó, còn rất nhiều các căn bệnh nguy hiểm, khó phát hiện và khó điều trị khác. Tuy nhiên, điều tiên quyết là bạn cần dành sự chăm sóc đặc biệt và khoa học cho thú cưng của mình. Từ đó, sẽ nhận biết được những thay đổi bất thường, phát hiện sớm và có phương pháp điều trị để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho thú cưng của bạn.

Bài viết liên quan